Breaking News

Cách nuôi nhím lùn châu Phi (Phần 3)

Nên nuôi chung hay nuôi riêng các bé nhím lùn

Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề này. Tốt nhất là không nên nuôi chung khi bé từ 2,5 tháng tuổi trở lên.  Nhưng để tiết kiệm chi phí, bạn vẫn có thể sử dụng 1 chuồng nuôi, nhưng có vách ngăn nhé. Khi chúng đã đến tuổi sinh sản ( 6 tháng), bạn có thể nhốt chung trở lại (chỉ lúc phối giống). Có thể lý giải điều ấy như sau, nhím lùn châu Phi đã có thể động dục vào khoảng 2,5 -3 tháng tuổi. Nhưng nếu nhím lùn cái mang thai vào lúc này, khi sinh con ra, chúng có thể chết, hoặc bị con mẹ cắn do không đủ sức. 


Một trường hợp khác nữa là nhím lùn cái có thể chết do còn quá nhỏ để mang thai. Hoặc nếu đã đủ tuổi, nhưng khi nuôi chung, đúng vào lúc nhím cái sinh con, nhím lùn đực có thể cắn chết con nó, hoặc làm cho con cái quá căng thẳng mà cắn chết con nó. Tóm lại, vẫn có thể nuôi chung từ nhỏ, nhưng khi đến khoảng 3 tháng tuổi, lúc sinh sản thì nên tách ra.


Cách nhận biết nhím lùn cái mang thai

Có rất nhiều tài liệu bàn luận vể vấn đề này, tôi không bác bỏ cũng không ủng hộ hoàn toàn. Ở bài viết này, tôi chỉ xin được chia sẻ kinh nghiệm của chính bản thân tôi. Hầu hết các bé nhím lùn cái thi mang thai thì tính tình dữ hơn, nhát hơn bình thường. Chúng uống nước nhiều, đi đại tiểu tiện cũng rất nhiều. Ngủ thường không co người lại, chúng thường hay duỗi thẳng. 


Khi đã đến tuần thứ 3 của thai kì, bụng chúng sẽ to lên rất rõ, sờ vào, chúng ta có thể cảm nhận được các bé nhím lùn baby trong đó (chu kì mang thai của chúng từ 30-35 ngày). Cũng giống các loài khác, chúng cũng sẽ tha mùn cưa, rơm….bao quanh tổ trước khi sinh. Điểm đặc biệt nữa là trước khi sinh, chúng thường chạy lăng xăng, trèo lên thành chuồng, phá bình nước và các vật dụng. Gần đến ngày sinh, nhím lùn cái thường dùng miệng tự vặt lông mao ở xung quanh vùng vú và bộ phận sinh dục.

Không có nhận xét nào